Bát hương hay còn gọi bát nhang là một vật rất linh thiêng dùng thờ cúng trong gia đình, bát hương là biểu hiện của Tâm linh trên bàn thờ và luôn được đặt chính giữa . Đó là nơi mỗi khi thắp hương để tưởng niệm, cầu cúng hướng tới tổ tiên, các vị thần linh , người thắp hương gửi lòng thành kính vào cõi tâm linh mang theo những lời nhắn nhủ rồi cắm nén hương vừa đốt vào. Theo phong tục tập quán người Việt ta từ xưa cho đến nay, cứ mỗi dịp vào cuối năm, mọi người thường xem ngày giờ tốt bốc lại bát hương để nhằm cầu mong cho gia đình mình sang năm mới luôn gặp may mắn và thành công.
I Chọn ngày giờ tốt bốc bát lại Hương cuối năm để thể hiện lòng hiếu thuận của con cháu
Dịp cuối năm luôn là lúc con cháu trong gia đình hướng về cội nguồn tổ tiên, các vị thần linh cầu mong sự bình an,những điều may mắn sẽ tới và cũng tỏ lòng hiếu thuận. Vào những ngày cuối năm, nhiều gia đình thường có nhu cầu chọn ngày giờ tốt bốc lại bát Hương.
Lý do của việc bốc bát Hương này là do trong nhà có nhiều bát hương cần gộp lại, hoặc có ít quá (một bát chung) cần tách ra, hay thay đổi bát hương cho đồng bộ…
Xem thêm: xem ngày động thổ tháng 6 năm 2017
Xem thêm: xem ngày động thổ tháng 6 năm 2017
II Xem ngày , chọn ngày , giờ tốt bốc lại bát Hương
Xem ngày, chọn ngày , giờ tốt bốc bát Hương cuối năm thì tùy theo tâm niệm của mỗi người mà cần hay không việc xem ngày tốt này . Đối với những người tin vào việc có ngày tốt , ngày xấu thì các bạn có thể tham khảo một số giờ thích hợp gần đây để bốc bát hương như là : 8h sáng ngày 10/12 âm lịch (thứ 5) , 14h chiều ngày 14/12 âm lịch (thứ 2) , 14h chiều ngày 16/12 âm lịch (thứ 4) , 16h chiều ngày 17/12 âm lịch (thứ 5) , 12h trưa ngày 20/12 âm lịch (chủ nhật) , và 8h sáng 21/12 âm lịch (thứ 2)
Ngày nào , giờ nào tốt bóc bát Hương cuối năm |
III Quy trình bốc bát Hương cuối năm
Sau khi đã chọn xong ngày , giờ tốt bốc bát Hương cuối năm thì việc cần làm tiếp theo là bốc bát Hương Quy trình bốc bát Hương cuối năm cần
1 Đầu tiên lau rửa sạch bát Hương : giã gừng cho vào rượu trắng, dùng khăn sạch nhúng rượu gừng và lau bát hương, để khô.
2 Chuẩn bị : Có cốt (tro đốt bằng rơm nếp , có bán tại các hàng mã) và một trong các thất bảo của nhà Phật (ưu tiên đá quý, ngọc như hổ phách, lưu ly, thạch anh... vì có trường khí cao , mua ở các cửa hàng đá quý) .
3 Phải rửa tay sạch sẽ , lần lượt bốc bát hương . Thông thường sẽ có ba bát cho thần linh, gia tiên và bà cô.
Bốc lần lượt từng nắm cốt vào bát , nên đếm theo số sinh như "sinh, lão, bệnh, tử". Đếm và bốc cho đến khi gần đầy miệng bát. Nhớ nắm cuối cùng dừng lại ở số "sinh". Không dốc , đổ cho đầy bát hương , mà nên bốc từng nắm môt . Trước khi bốc bát hương nào thì trong đầu cũng phải nghĩ là "Con ... (họ tên)... xin bốc bát hương cho thần linh, gia tiên hay bà cô " . Bốc xong để riêng từng vị trí để tránh nhầm lẫn
4. Bốc xong đặt bát hương lên bàn thờ một cách cẩn thận . Bát hương thần linh phải đặt ở giữa , bát hương bà cô ở tay trái từ trong nhìn ra còn bát hương gia tiên bên tay phải.
5. Sắm lễ Đồ lề có hoa tươi, quả tươi, nước sạch bày lên bàn thờ. Mở rộng cửa ra vào trước khi thắp hương. Lúc đầu mỗi bát hương thắp 3 nén còn những lần sau chỉ cần một nén là đủ. Còn nếu có chân nhang cũ có thể cắm lại mỗi bát 3 chân nhang .
6. Bố trí : Bát hương sau khi đã đặt lên ban thờ cần giữ nguyên vị trí , không được xê dịch . Sau bát hương là phần thờ cúng , chỉ nên để ảnh gia tiên (nếu có) và không bày rượu hay vàng mã... ở đây . Tất cả đồ thờ dâng lên (hoa tươi, quả tươi...) cần ở phía trước hay bên cạnh bát hương.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét